Cẩm nang giáo dục

Phương pháp Montessori là gì?

Ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20 đến nay, phương pháp giáo dục Montessori là một trong rất ít phương pháp giáo dục có thể vượt qua sự khác biệt về các quốc gia, tôn giáo để được nhanh chóng phổ biến trên thế giới, và cho đến vẫn còn nguyên giá trị cũng như có có ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các nền giáo dục phát triển trên thế giới. Nhờ các nguyên tắc riêng mà phương pháp Montessori đem lại hiệu quả giáo dục toàn diện cho trẻ nhỏ.

Phương pháp Montessori là gì?

Được sáng lập bởi Tiến sĩ người Ý Maria Montessori – một chuyên gia trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học, Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ bằng việc học tập thông qua các giáo cụ trực quan. Montessori là gì? Montessori tập trung  thúc đẩy  tiềm năng của trẻ bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo bài bản về chuyên môn cùng với các giáo cụ học tập chuyên biệt…

Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori chính là tôn trọng cá tính riêng biệt, tính tự lập, tự do mang tính kỷ luật của mỗi trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kiến thức thực tiễn. Do đó, giáo dục trẻ bằng Montessori sẽ xây dựng nền tảng cơ bản cho mỗi đứa trẻ ngay từ những năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi. Qua đó, trẻ được phát triển đồng đều về mặt não bộ, khả năng thu nhận kiến thức cũng như hình thành những kỹ năng xã hội từ rất sớm, có kỹ năng học tập độc lập, giao tiếp hiệu quả, tinh thần hợp tác và đoàn kết cao.

5 lĩnh vực của phương pháp Montessori

Nếu như Quý Phụ huynh muốn hiểu rõ hơn Montessori là gì thì không thể bỏ qua những thông tin về các lĩnh vực của phương pháp Montessori ngay dưới đây.

1. Thực hành cuộc sống

Thực hành cuộc sống là một trong những lĩnh vực quan trọng của phương pháp giáo dục Montessori. Trẻ sẽ được học các bài học liên quan đến tự phục vụ bản thân (mặc/cởi áo khoác, buộc dây giày, chuẩn bị đồ ăn, xếp khăn ăn…) và chăm sóc môi trường xung quanh (lau bụi trên lá, tưới cây, lau bụi trên giá kệ, sắp xếp vật dụng ngăn nắp…). Đặc biệt, trẻ cũng sẽ được dạy bài học lịch sự để trẻ biết chào hỏi, biết cảm ơn và xin lỗi, biết tôn trọng bản thân, người khác và môi trường xung quanh, biết giao tiếp và tương tác một cách lịch sự với người lớn và bạn bè đồng trang lứa,…

Các hoạt động và bài học trong lĩnh vực thực hành cuộc sống giúp trẻ hình thành những thói quen tốt, tính tự lập, sự tập trung và tính kỷ luật trong công việc mình làm.

2. Giác quan

Với phương pháp giáo dục Montessori, trẻ sẽ được tiếp xúc với các bài tập giúp trẻ có thể vận dụng linh hoạt cả 5 giác quan (Thính giác – Thị giác – Xúc giác – Khứu giác – Vị giác) bao gồm các giáo cụ giúp trẻ phân biệt về to, nhỏ, dài, rộng, ngắn, … giúp trẻ nhận biết được các hình khối, màu sắc bằng trực giác và xúc giác, phân biệt mùi vị, âm thanh, các chất liệu,… để phát triển toàn diện. Điều này đặt biệt cần thiết giúp trẻ phát triển trí não, đồng thời cũng tạo được sự tự tin, hoạt bát cho trẻ.

3. Ngôn ngữ:

6 năm đầu đời là thời kỳ “mẫn cảm” đặc biệt của trẻ đối với ngôn ngữ. Nếu cha mẹ bỏ qua giai đoạn quan trọng này, trẻ sẽ rất khó đạt tới độ phát triển ngôn ngữ phát triển tối ưu và toàn diện. Với phương pháp giáo dục Montessori  ở bậc mầm non, trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời, trẻ được hướng dẫn cách nhận biết mặt chữ và tô chữ… thông qua các hoạt động thực hành, các trò chơi về ngôn ngữ, các cách thiết lập không gian riêng cho trẻ. Mỗi trẻ sẽ được phát huy và khai phá tiềm năng ngôn ngữ của mình theo 4 kỹ năng quan trọng: Nghe – Nói – Đọc – Viết.

4. Toán học

Toán học trong Montessori là tối ưu về phương pháp khi có một hệ thống đào tạo Toán học ưu việt theo một quá trình từ 2,5 tuổi đến 6 tuổi. Trẻ được làm quen với các biểu tượng số học thông qua nhận biết về lượng mang tính cụ thể, từ đó nhận biết các con số, các phép tính về số học (cộng, trừ, nhân, chia) đơn giản,… Nhưng trên tất cả là rất thú vị, làm cho trẻ hứng khởi và không có cảm giác Toán học khô khan hay khó tiếp thu.

5. Văn hóa (Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Nghệ thuật)

Trẻ được học về các đất nước, động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc… Những kiến thức trong các lĩnh vực này vô cùng bổ ích cho sự phát triển trí tuệ cũng như khả năng khám phá môi trường xung quanh của các bé.

Nguyên tắc của phương pháp Montessori

Nguyên tắc 1: Tôn trọng trẻ

Tôn trọng trẻ là nền tảng cho tất cả các nguyên tắc còn lại của Montessori. Phương pháp này chú trọng “Tôn trọng quyền tự do của trẻ khi chọn cách học”. Maria Montessori tin rằng tất cả trẻ em cần được đối xử với sự tôn trọng: “Trẻ em là con người đáng kính trọng, vượt trội hơn vì chúng trong sáng và có khả năng vượt trội trong tương lai.” Vì vậy, sự tôn trọng được thể hiện trong mọi khía cạnh của môi trường học tập Montessori.

Ở các lớp học Montessori, trẻ sẽ được tự do lựa chọn hoạt động yêu thích và có thể học theo nhịp độ của từng trẻ, ưu tiên sự phát triển tính tập trung và cá nhân chứ không áp đặt tất cả các trẻ đều cùng tiến độ như nhau. Việc thầy cô và ba mẹ áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ, bắt trẻ phải theo ý mình hoàn toàn đi ngược với nguyên tắc Montessori sẽ khiến cho trẻ mất đi khả năng tư duy vốn có khiến trở trở nên chán hoặc sợ hãi khi đến lớp.Vì vậy, hãy để trẻ tự do khám phá và tiếp thu những cái mới một cách tự nhiên, miễn sao trẻ được bảo đảm an toàn. Từ đó, trẻ sẽ học được cách tự lập và kích thích trí tuệ của trẻ phát triển. 

Nguyên tắc 2: Thời kỳ nhạy cảm

Tiến sĩ Maria Montessori từng đề cập đến những khoảng thời gian, thời kỳ nhạy cảm của trẻ. Trong thời kỳ đó, trẻ có sự thay đổi hành vi, chẳng hạn như quan tâm mãnh liệt hoặc lặp đi lặp lại một hành động nào đó.

Đối với thời kỳ này, phương pháp Montessori sẽ có cách giảng dạy riêng biệt với chu trình 3 giờ làm việc. Trong thời gian này, trẻ có cơ hội để làm việc với các giáo cụ mà không bị gián đoạn. Từ đó, trẻ được làm việc tự nhiên, học hỏi theo sở thích cá nhân của chúng và tiến bộ rất tự nhiên.

Trong lớp học Montessori, vai trò của giáo viên là một người ở bên cạnh, quan sát trẻ trong thời kỳ nhạy cảm. Từ đó, giáo viên hướng dẫn trẻ theo các hoạt động và các giáo cụ phù hợp với giai đoạn phát triển của chúng. Trong thực tế, sự hỗ trợ này sẽ tạo ra được môi trường học tập tối ưu.

Nguyên tắc 3: Trí tuệ thẩm thấu

Theo Tiến sĩ Maria, 6 năm đầu đời của trẻ là giai đoạn vô cùng quan trọng của đứa trẻ. Trong nghiên cứu của mình, Maria đã đề cập đến giai đoạn phát triển này như là trí tuệ thẩm thấu, mô tả khoảng thời gian mà tâm trí đứa trẻ sẵn sàng hấp thụ thông tin từ thế giới xung quanh.

Giai đoạn đầu của trí tuệ thẩm thấu xảy ra từ 0-3 tuổi, đây là giai đoạn cài đặt tiềm thức, trẻ học cách đi bộ, nói chuyện và phát triển ý thức về bản thân thông qua các trải nghiệm và môi trường. Từ 3 – 6 tuổi, trẻ em bước vào giai đoạn phát triển thứ hai, được gọi là có ý thức, trẻ bắt đầu tích cực tìm ra những trải nghiệm giúp phát triển trí thông minh, sự phối hợp và độc lập.

Nguyên tắc 4: Nhóm tuổi hỗn hợp

Trong Montessori, thường có nhiều độ tuổi và trộn lẫn với nhau. Mô hình này đối với môi trường Montessori sẽ khuyến khích trẻ lớn hơn đảm nhiệm các vai trò lãnh đạo, và trẻ nhỏ hơn sẽ học thông qua việc bắt chước. Bênh cạnh đó, các lớp hỗn hợp tuổi sẽ dạy cho trẻ em cách giao tiếp xã hội với trẻ nhỏ và lớn hơn. Vì vậy, các nhóm lớp tuổi hỗn hợp dẫn đến việc học bắt chước, dạy kèm lẫn nhau và làm việc theo nhóm hỗn hợp tuổi, tạo ra sự tương giao hoà hợp và mỗi đứa trẻ đều có thể học hỏi lẫn nhau.

Nguyên tắc 5: Môi trường chuẩn bị

Maria Montessori cho rằng trẻ học tốt nhất trong một môi trường chuẩn bị, nơi chúng có quyền tự do đi lại và lựa chọn độc lập. Do đó, Montessori chuẩn bị môi trường là không gian học tập lấy trẻ làm trung tâm trong môi trường tự do trong khuôn khổ. Mục tiêu của lớp Montessori là tạo ra một không gian học tập hài hòa để khuyến khích học tập độc lập.

Các yếu tố của môi trường chuẩn bị bao gồm: tự do, cấu trúc, trật tự, vẻ đẹp, tính chất và sự hội nhập của các khía cạnh xã hội và trí tuệ của sự phát triển của trẻ.

Nguyên tắc 6: Các góc giảng dạy

Chương trình Montessori được chia thành 5 lĩnh vực học tập chính, bao gồm: thực hành cuộc sống, cảm quan, toán học, ngôn ngữ và văn hoá. Chương trình giảng dạy nhấn mạnh học tập là một quá trình phát triển không thể được xác định bởi độ tuổi của trẻ. Thay vào đó, quá trình học tập được xác định bởi tốc độ riêng của mỗi trẻ có thể đạt được một kĩ năng hoặc lĩnh vực kiến thức trước khi chúng tiến tới lĩnh vực kế tiếp.

Nguyên tắc 7: Giáo cụ Montessori

Giáo cụ Montessori là các công cụ học tập trực quan được thiết kế để dạy trẻ thông qua trải nghiệm, thực hành. Không chỉ vậy, các giáo cụ còn được thiết kế có thể tự kiểm soát lỗi.Bên cạnh đó, các giáo cụ này cho phép trẻ khám phá kết quả học tập độc lập với người lớn. Nhờ vậy mà trẻ được khuyến khích tổ chức suy nghĩ của mình. Ngoài ra, trẻ được học cách giải quyết vấn đề một cách rõ ràng và hấp thụ kết quả của giáo cụ, dưới sự hướng dẫn cẩn thận của giáo viên.

Giáo cụ Montessori là các công cụ học tập trực quan được thiết kế để dạy trẻ thông qua trải nghiệm, thực hành. Đặc biệt, các giáo cụ được thiết kế có thể tự kiểm soát lỗi.

Trong thực tế, thiết kế độc đáo này cho phép trẻ khám phá kết quả học tập độc lập với người lớn. Do khía cạnh này, trẻ em được khuyến khích tổ chức suy nghĩ của mình. Ngoài ra, trẻ học cách giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, và hấp thụ kết quả của giáo cụ, dưới sự hướng dẫn cẩn thận của giáo viên.

Nguyên tắc 8: Vai trò của giáo viên

Trong phương pháp Montessori được triển khai trong các lớp học, giáo viên không phải là trung tâm của sự chú ý, những đứa trẻ mới là trung tâm của các hoạt động học tập. Montessori tin rằng giáo viên nên tập trung vào đứa trẻ như một người, hơn là vào giáo án hàng ngày. Maria Montessori tin rằng: “Giáo viên hướng dẫn trẻ không cần để cho trẻ cảm thấy sự hiện diện của mình quá nhiều, để có thể luôn sẵn sàng sự giúp đỡ trẻ khi cần thiết nhưng không bao giờ là trở ngại giữa đứa trẻ và trải nghiệm của trẻ.” Mặc dù giáo viên Montessori lập kế hoạch hàng ngày cho mỗi đứa trẻ, nhưng họ cũng luôn phải chú trọng với những thay đổi về sự quan tâm, tiến bộ, tâm trạng và hành vi của đứa trẻ để kịp thời khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh và tự học theo năng lực và sở thích của riêng mình.

Có thể nhận thấy rằng, phương pháp Montessori là giải pháp giáo dục vô cùng thân thuộc và gần gũi với trẻ trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, người lớn hoàn toàn có thể áp dụng giáo dục trẻ tại nhà theo đúng tinh thần của phương pháp giáo dục Montessori.

 

>>> Xem thêm: 6 PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI

———————————-

𝑫𝑼𝒀 𝑵𝑯𝑨̂́𝑻 – phương pháp giúp con học tiếng Anh qua tình huống giao tiếp thực tế ngay từ đầu! Hãy để con được học tiếng Anh một cách tự nhiên nhất, hiệu quả nhất – với phương pháp học KỸ NĂNG GIAO TIẾP CẢ CÂU TIẾNG ANH NGAY TỪ KHI BẮT ĐẦU!
Quy trình học Tiếng Anh được mô phỏng như cách học tiếng mẹ đẻ – giúp phát huy tối đa khả năng tiếp thu và hình thành thói quen của não bộ: trải nghiệm từng giai đoạn: nghe & hiểu 👉 nói & giao tiếp
#Tienganhtreem #englishforkids
——————————
#LeoCampus – Tiếng Anh chuyên biệt cho trẻ 3 – 14 tuổi
✨ ĐĂNG KÝ ĐỂ HỌC THỬ MIỄN PHÍ ✨
🏠 CN 1: Số 598 Đường Kim Giang (Cầu Bắc Linh Đàm)
🏠 CN 2: T18 Park Hill – Times City – Minh Khai
🏠 CN 3: 14 Nguyễn Chính – Tân Mai
📞 Hotline: 0982185055
☎️ Leo Campus #KimGiang:‭ 0984779820
☎️ Leo Campus #TimesCity: 0977742723
☎️ Leo Campus #TanMai: 0985 140074
🌐 Website: https://leocampus.edu.vn

Related Posts