Cẩm nang giáo dục

Các mẹo khuyến khích trẻ tự tin nói tiếng Anh

Việc giáo dục trẻ từ khi còn nhỏ là điều rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là trong khả năng tiếp nhận ngôn ngữ. Để trẻ không chỉ năng động hơn trong hoạt động hàng ngày mà còn có khả năng hoạt ngôn, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý đến các phương pháp dạy con phù hợp để khuyến khích trẻ tự tin giao tiếp bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. LeoCampus sẽ giới thiệu các mẹo khuyến khích trẻ tự tin nói tiếng Anh để cha mẹ cùng tham khảo và chọn phương pháp phù hợp cho con của mình.

1. Nhiệt tình tham gia cùng con

Trẻ con là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, vì vậy trẻ có thể được truyền cảm hứng khi thấy phụ huynh cũng học tiếng Anh. Nếu không, sẽ rất khó trong việc yêu cầu trẻ phải học tiếng anh trong khi cha mẹ lại không sử dụng. Vì vậy, hãy chủ động tham gia vào quá trình học tiếng Anh cùng con thay vì bắt trẻ tự học; đọc sách, xem phim và giao tiếp bằng tiếng Anh sẽ khiến trẻ thấy hứng thú hơn và có động lực muốn học theo bố mẹ. Đừng quên những lời khen ngợi hoặc khuyến khích sẽ giúp trẻ có thêm động lực và cố gắng nhiều hơn, trẻ sẽ thoát khỏi cảm giác tự ti và sử dụng tiếng Anh trôi chảy.

Cha mẹ học cùng con học mỗi ngày sẽ khiến bé vui vẻ và chủ đông. Ảnh: sưu tầm

2. Cá nhân hoá các hoạt động

Cha mẹ chính là người hiểu rõ con của mình nhất. Vì vậy thay vì ép buộc con phải tham gia một lớp học bạn cho rằng tốt nhưng trẻ lại không thích, điều này sẽ gây phản ứng ngược và khiến cho trẻ không còn vui vẻ với việc học nữa. Bạn hãy chắc chắn tạo điều kiện giúp trẻ tham gia các hoạt động phù hợp với cá tính và sở thích của con, điều này sẽ giúp trẻ có một trải nghiệm học thú vị và hào hứng hơn. 

Với những trẻ có tính cách sôi nổi hiếu động, phụ huynh có thể cho con học tiếng Anh qua các trò chơi vận động; với trẻ trầm tính hơn thường có xu hướng thích các trò chơi xếp chữ hoặc dùng thẻ bài. Nếu con bạn thích chơi thể thao, bạn có thể cho trẻ trải nghiệm bằng các câu chuyện, từ vựng với chủ đề thể thao. Phụ huynh hãy đề nghị con gợi ý một số hoạt động mà yêu thích để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Ảnh: sưu tầm

Ngoài ra, khi dạy con học, phụ huynh cũng nên chú ý theo dõi tâm trạng của con để lựa chọn khoảng thời gian phù hợp nhằm khuyến khích trẻ rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh. Nên tránh yêu cầu trẻ phải tham gia các hoạt động khi con đang cảm thấy mệt mỏi hoặc cáu kỉnh, bởi trẻ sẽ cảm thấy việc học trở nên căng thẳng. Vì vậy khi bắt đầu một hoạt động nhưng bạn thấy con không thể tập trung để tiếp thu, bạn nên dừng lại và thử học cùng con vào dịp khác.

3. Dạy từ mới thông qua các tình huống thú vị

Trẻ nhỏ thường rất thích thú đối với các trò chơi nhập vai và sử dụng trí tưởng tượng, vì vậy phụ huynh hãy thử tìm gợi ý về các tình huống thú vị để con được thực hành điều đó. Ví dụ như khi bước chân vào cửa hàng đồ chơi, tại nhà hàng, trong sân vườn… phụ huynh có thể giúp con thực hành tiếng Anh thông qua trò chơi như lần lượt đóng vai người mua hàng, nhân viên bán hàng cần trợ giúp bằng tiếng Anh, gọi tên các đồ vật… Trong trường hợp con chưa biết nói hoặc chưa thể gọi tên đồ vật bằng tiếng Anh, cha mẹ hãy giúp con nhắc lại câu nói đó. Dần dần trẻ sẽ tham gia được nhiều hơn trong các đoạn hội thoại này.

Những tình huống thú vị được sử dụng hàng ngày sẽ tạo nên phản xạ nhanh nhạy cho trẻ, không chỉ giúp trẻ nói tiếng Anh tự tin hơn mà còn giúp trẻ ghi nhớ hình ảnh các đồ vật. Hãy nhớ khi bạn càng nhiệt tình nhập vai diễn, con sẽ càng thêm hào hứng tham gia.

Ngoài ra, bạn có thể tạo một môi trường nói thoải mái bằng việc tổ chức tiệc với những người giỏi tiếng Anh để cùng trò chuyện. Việc luyện nói tiếng Anh giữa những người không dùng tiếng Anh có thể khiến trẻ ngại ngùng, nhưng nếu bạn cùng con luyện tập hoặc ủng hộ, trẻ sẽ thoát khỏi cảm giác tự ti và sử dụng tiếng Anh trôi chảy. Hãy cố gắng tạo môi trường học từ vựng vui vẻ, thoải mái, đừng bắt trẻ học trong sách giáo khoa hay học thuộc. Và đừng quên khen ngợi trẻ để khuyến khích con.

4. Tiếp xúc sớm với người bản xứ

Phát âm tiếng Anh là việc rất khó, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ khi chưa nói rõ tiếng Việt. Lấy ví dụ ba từ “comb”, “bomb” và “tomb” (lược, bom và lăng mộ) có âm cuối giống nhau nhưng cách đọc hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, các phụ huynh có thể khắc phục khó khăn này bằng cách cho trẻ tiếp xúc và giao tiếp với người bản ngữ ngay từ nhỏ. Lứa tuổi từ 0 đến 6 tuổi, trẻ nhỏ có đôi tai có thể “cảm thụ” mọi âm thanh và nhanh chóng ghi nhớ, học theo cách nói của người khác.

Ảnh: sưu tầm

Ngoài ra, khi ở nhà, bạn có thể thường xuyên bật các chương trình, video tiếng Anh ngay cả khi trẻ không chú ý lắng nghe. Hoạt động này gọi là “nghe thụ động”, tức âm thanh sẽ được đôi tai hấp thụ ngay khi não bộ không để ý, từ đó làm quen với ngôn ngữ mới.

5. Mỗi đứa trẻ có cách học khác nhau

Điều cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, phụ huynh hay luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, không có đứa trẻ nào là giống nhau, chúng sẽ có khả năng tiếp thu và nhận thức khác nhau, cũng đồng nghĩa với việc mỗi đứa trẻ sẽ có cách học tiếng Anh khác nhau. Cha mẹ không thể nhìn con cái hàng xóm học như thế nào và đòi hỏi con mình cũng như vậy. Hãy quan sát cách học, cách tiếp thu của trẻ, dành thời gian cùng con thực hành các kỹ năng như nghe, nói, phát âm… để tìm ra phương pháp dạy và học phù hợp.

Mỗi một đứa trẻ sẽ có cách tiếp thu khác nhau, vì vậy với các mẹo khuyến khích trẻ tự tin nói tiếng Anh trên đây, cha mẹ hãy lưu ý để lựa chọn cho bé phương pháp phù hợp nhất, biến mỗi giờ học tiếng Anh của trẻ đều trở nên vui vẻ và thú vị nhé!

——————————————————

🔖 THÔNG TIN LIÊN HỆ:

🏫 Cở sở 1: Số 598 – Đường Kim Giang (Linh Đàm)

🏫 Cơ sở 2: T18 Park Hill – Times City – Minh Khai

🏫 Cơ sở 3: Số 14 Nguyễn Chính – Tân Mai

☎ Hotline: 0982185055 / Lễ tân: 0984779820

🌐 Website: https://leocampus.edu.vn/

📌Fanpage của trung tâm: https://www.facebook.com/leocampus.edu.vn

📌 Fanpage sách tiếng Anh: https://www.facebook.com/LeoBookstore/